Erp và Cmr là gì

Cả CRM và ERP đều là hai phần mềm được sử dụng cho những nhu cầu và mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi thực hiện quá trình kinh doanh. Nhưng ít ai biết rằng phần mềm ERP hiện tại cũng được tích hợp CRM với những tính năng vượt trội. Vậy trường hợp nào nên tích hợp ERP và CRM để đem lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

CRM và ERP - hai giải pháp tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh
CRM và ERP – hai giải pháp tối ưu hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh

1. CRM và ERP là gì?

1.1. Khái niệm CRM

Hiểu một cách đơn giản, CRM là phần mềm ghi lại và lưu trữ tất cả thông tin liên quan đến các tương tác với khách hàng của công ty như thông tin khách hàng, đầu mối nhân sự, hợp đồng, các giao dịch…xuyên suốt quá trình hợp tác. Đây được xem là phương pháp quản trị giúp doanh nghiệp quản lý mối quan hệ với khách hàng chuyên nghiệp, hiệu quả và đem lại nhiều giá trị hơn.

1.2. Khái niệm ERP

Ngược lại với phần mềm CRM, thay vì tập trung toàn bộ vào khách hàng thì phần mềm ERP thì lại tập trung vào việc cải tiến cũng như hợp lý hóa quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ phòng ban kế toán, kho bãi, nhân sự, sản xuất đến phòng quan hệ khách hàng.

Nói một cách đơn giản, ERP là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, có những tính năng cơ bản trong việc quản lý quan hệ khách hàng và nhiều tính năng khác để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của các phòng ban trong doanh nghiệp.

Để hiểu rõ phần mềm ERP là gì, cũng như các đặc trưng của phần mềm ERP, mời doanh nghiệp tham khảo bài viết: 15 lợi ích của hệ thống ERP đối với doanh nghiệp.

ERP giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động của cả doanh nghiệp
ERP giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện nhất về hoạt động của cả doanh nghiệp

2. So sánh phần mềm CRM và ERP dựa theo 4 điểm nổi bật

Như đã nói ở phía trên, trong khi CRM tập trung vào khách hàng thì phần mềm ERP lại hướng vào việc bao quát các hoạt động của doanh nghiệp. Vậy cụ thể hai phần mềm này khác nhau như thế nào? Hãy cùng theo dõi bảng so sánh dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác nhau của hai phần mềm.

Đặc điểm CRM ERP
Đối tượng sử dụng Doanh nghiệp có nhu cầu cần quản lý/ tạo dựng quan hệ khách hàng, phát triển các dịch vụ chuyên sâu về chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp có nhu cầu hoạch định nguồn lực bao gồm cả việc chăm sóc khách hàng lẫn các nghiệp vụ khác (kế toán, lập hóa đơn, mua hàng, quản lý nhà cung cấp, tiến trình phân phối)
Mục đích sử dụng Tìm kiếm khách hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng để tạo ra lợi nhuận Hoạch định và tối ưu các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp để tăng hiệu quả kinh doanh
Phạm vi quản lý Tập trung chủ yếu vào khách hàng, bộ phận bán hàng và marketing Quản lý quy trình và hoạt động của tất cả các bộ phận, phòng ban trong công ty
Lợi ích CRM giúp đẩy mạnh doanh thu cho doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng khoa học ERP hướng tới việc chuẩn hóa hệ thống thông tin, giảm thiểu chi phí quản lý thông qua việc loại bỏ các công việc, thao tác thừa trong quá trình hoạt động của các phòng ban

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của CRM và ERP là gì, mời doanh nghiệp tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

2.1. So sánh CRM và ERP dựa trên đặc thù doanh nghiệp

Phần mềm CRM sẽ phù hợp hơn khi ứng dụng cho những công ty có đặc thù là hay tiếp xúc và có những cuộc trao đổi, đàm phán với khách hàng. Do đặc thù phần mềm CRM được tạo ra với mục đích tìm kiếm khách hàng, quản lý và chăm sóc khách hàng để tạo ra lợi nhuận.

So sánh ERP với CRM để đem đến sự nhận thức rõ ràng về hai phần mềm này
So sánh ERP với CRM để đem đến sự nhận thức rõ ràng về hai phần mềm này

Trong khi phần mềm ERP lại thích hợp để ứng dụng cho những công ty chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì hệ thống ERP là chuỗi lập trình được mã hóa nhằm phục vụ doanh nghiệp trong vấn đề quản lý sản xuất – kinh doanh và toàn bộ các phòng ban. Luồng thông tin đồng nhất và xuyên suốt, toàn bộ giao dịch được ghi nhận chính xác và minh bạch các hoạt động của các phòng ban.

2.2. So sánh CRM và ERP dựa trên mục đích sử dụng

Chính vì đối tượng sử dụng của hai phần mềm khác nhau nên mục đích sử dụng của mỗi phần mềm cũng khác nhau.

  • Đối tượng phần mềm CRM hướng đến là khách hàng nên các doanh nghiệp ứng dụng phần mềm vào trong công việc nhằm tìm kiếm, lưu trữ thông tin và khai thác nhu cầu của của các khách hàng. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng quản lý và chăm sóc khách hàng phù hợp với chân dung của họ, góp phần tạo nên lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Phần mềm ERP được biết đến là công cụ dùng để hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, chuẩn hóa toàn bộ quy trình quản lý. Nói một cách rõ ràng, phần mềm ERP có khả năng tối ưu các quy trình nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu và kế hoạch của doanh nghiệp trong giai đoạn cụ thể.
Mục đích sử dụng của mỗi phần mềm là khác nhau
Mục đích sử dụng của mỗi phần mềm là khác nhau

2.3. So sánh CRM và ERP dựa trên phạm vi quản lý

Phần mềm CRM tóm gọn lại chỉ tập trung vào cách tạo mối quan hệ và tương tác với khách hàng. Còn phần mềm ERP có phạm vi lớn hơn và bao quát hơn, bởi phần mềm hướng đến việc quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau:

Phần mềm CRM sẽ thiên về các nghiệp vụ:

  • Hỗ trợ tìm kiếm, quản lý thông tin khách hàng.
  • Chăm sóc khách hàng.
  • Hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng.
  • Đánh giá mức độ tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • Hỗ trợ quảng bá thương hiệu.

Phần mềm ERP là tổ hợp các chức năng của nhiều phân hệ khác nhau như kế toán tài chính, quản lý bán hàng và phân phối, quản lý mua hàng,…. Ví dụ trong phân hệ quản lý kho bãi, phần mềm ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa nhập-xuất trong kho một cách chính xác và theo dõi sát sao tình hình hàng tồn mọi lúc mọi nơi.

2.4. So sánh CRM và ERP dựa trên lợi ích với doanh nghiệp

Trong giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập, phần mềm CRM sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp trong quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng một cách có hiệu quả. Từ đó doanh thu cũng được gia tăng và doanh nghiệp có thể tiếp tục tồn tại và phát triển. Ngoài ra phần mềm CRM còn đem đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:

  • Tăng lợi nhuận
  • Tối ưu hóa quá trình bán hàng
  • Tự động hóa lực lượng bán hàng
  • Tăng sự gắn bó của khách hàng
  • Giảm chi phí chốt sales và tìm kiếm khách hàng

Phần mềm ERP hoạt động dựa trên việc tạo ra một cơ sở dữ liệu dùng chung, chứa tất cả thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của các phòng ban. Do đó khi triển khai phần mềm ERP trong quá trình sản xuất kinh doanh, tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích như:

  • Tăng lợi nhuận.
  • Tối ưu hóa và cải thiện quy trình quản lý, hoạch định nguồn lực để các bộ phận để hoạt động hiệu quả hơn.
  • Tăng khả năng quản lý, điều hành doanh nghiệp.
  • Tăng hiệu suất, giảm thiểu chi phí phát sinh.

3. Tích hợp CRM vào trong ERP

Đối với doanh nghiệp có nhu cầu chú trọng quản lý cả về kế toán tài chính lẫn quản lý kho bãi và quy trình sản xuất kinh doanh, đồng thời muốn đầu tư chuyên sâu về phân hệ CRM thì nên tích hợp CRM vào trong ERP.

Việc kết hợp tài chính, quan hệ khách hàng và kinh doanh trong một hệ thống quản lý giúp doanh nghiệp nắm rõ nhu cầu của khách hàng. Từ đó người lãnh đạo sẽ xem xét tình hình hiện tại của doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thế nào, có đạt được hiệu quả mong muốn hay không.

Tóm lại, sử dụng CRM và ERP đều mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích nhất định vì mỗi phần mềm sẽ có các đặc trưng riêng biệt, mục đích sử dụng khác nhau. Hiện nay, nhờ sự tích hợp thông minh giữa CRM và ERP với nhau, doanh nghiệp có thể thực hiện được những nghiệp vụ vừa liên quan đến khách hàng, vừa liên quan đến quá trình theo dõi sản xuất kinh doanh chỉ với vài thao tác.

Nếu doanh nghiệp muốn tìm hiểu kỹ hơn CRM và ERP là gì và có nhu cầu triển khai ERP tích hợp phân hệ CRM, hãy liên hệ ngay với Beetech – chuyên gia về ERP với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến.

Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng

  • Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Website: https://beetechcom.vn/
  • Facebook: Beetech
  • Email: info@beetechcom.vn
Rate this post