Tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam

Khi nhu cầu kinh doanh trở nên đa dạng hơn, phần mềm ERP theo đó ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu về tính năng tùy chỉnh và tích hợp rộng hơn. Cùng theo dõi chi tiết tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam dưới đây để hiểu xu hướng áp dụng ERP để hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình trong doanh nghiệp.

Tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam hiện nay đang dần trở thành xu thế trong thời đại công nghệ 4.0
Nền tảng ERP đám mây trở thành xu thế tại số lượng lớn tổ chức trong thời đại công nghệ 4.0

1. Những con số ấn tượng về tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, ERP xuất hiện từ những năm 2000. Như một tất yếu, đến giữa năm 2006, có khoảng 1,1 % doanh nghiệp đưa vào triển khai ERP thành công (theo nguồn điều tra của Phòng Thương Mại & Công nghiệp Việt Nam VCCI).

Sở dĩ thời gian này, ERP không được ứng dụng rộng rãi bởi Theo báo cáo Thực trạng ERP Việt Nam 3 năm gần đây, 38% doanh nghiệp thiếu hụt nhân sự, 33% thiếu kiến thức chuyên môn về ERP và bản thân chính ERP vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khởi điểm từ năm 2008, số liệu thống kê cho biết tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng ERP vươn tới con số 7%. Nhu cầu đầu tư vào công nghệ thông tin đã có sự chuyển biến tích cực dù chưa thực sự cao (Theo báo cáo tình hình ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thống trong doanh nghiệp)

Giải pháp ERP mang tính toàn diện cho nhu cầu hỗ trợ quản lý doanh nghiệp
Giải pháp ERP mang tính toàn diện cho nhu cầu hỗ trợ quản lý doanh nghiệp

Chi tiết một số minh chứng rõ nét nhất về xu hướng đầu từ ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp:

Theo khảo sát, trong tổng số 1.613 doanh nghiệp, có tới 39,75% doanh nghiệp đầu tư và ứng dụng thêm các phần mềm quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp ứng dụng website cao cấp (sở hữu website riêng, sàn thương mại điện tử) là 37,22%. Tuy nhiên, các giải pháp lưu trữ, cơ sở dữ liệu 18,92% vẫn chưa được các doanh nghiệp thực sự quan tâm, chủ yếu mang tính tự phát. Có tới 59,40% doanh nghiệp có kế hoạch và nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về Công nghệ thông tin.

Đến năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP đã lên đến 17% ( theo VECITA, 2014). Trước đây, phần lớn các tổ chức này khá coi nhẹ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và ứng dụng chuyển đổi số, dẫn tới tình trạng thường xuyên gặp phải vấn đề thiếu hụt nhân lực, đồng thời ít hiểu biết về ERP. Nhưng theo thời gian, xu thế cạnh tranh thị trường khốc liệt buộc doanh nghiệp phải đi sâu, hiểu rõ, thấy được tồn đọng trong vận hành và tìm cách điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

Tính đến năm 2021, ERP đã trở thành một xu thế, ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp đa quy mô, đa lĩnh vực tại Việt Nam:

Tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam 

Quy mô/Lĩnh vực  Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp nhỏ
Tài chính – Ngân hàng BIDV, Vietin Bank, LienViet Post Bank, Maritime Bank MB Bank, SCB, Saigon Commercial Bank Xổ Số Kiến Thiết Bạc Liêu, Xổ Số Kiến Thiết Cà Mau, Xổ số kiến thiết Vĩnh Long, Công ty Chứng khoán SJC
Xây dựng Tập đoàn Fecon, CTCP Xi măng Thăng Long, CTCP Licogi 16 Deutsches Haus, Công ty Cổ phần TTC Công ty Bê tông và Xây dựng Minh Đức
Sản xuất Emsa Việt Nam, Penflex Việt Nam, CTY CP Elovi Việt Nam, Chế Biến Hải Sản và Thực Phẩm Xuất Khẩu Cholimex Silk Việt Nam, Daelim Việt Nam, NABATI Việt Nam Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Trung Thành
Du lịch – Thương Mại – Dịch vụ  Hải sản Minh Phú, Lotte Việt Nam MTV Keangnam Vina, Coby One, Công ty Cổ phần VTC Truyền thông Trực tuyến TAIKO Group
Vận tải Tân Cảng Sài Gòn, GSDP Co Ltd, Cảng hàng không Việt Nam – ACV Vận Tải Biển Sài Gòn, Giang Nam Logistics Tiếp vận Tam Long
Dược phẩm và Thực phẩm CTCP Dược Thú ý Cần Thơ Vemedim,  Dược Mỹ phẩm CVI, Công ty Cổ phần Sữa Sức sống Việt Nam Công ty TNHH Hùng Cá Công ty TNHH Paldo Vina

Ngày càng nhiều doanh nghiệp, tổ chức lựa chọn phần phần ERP (điển hình như SAP Business One, Oracle, Bravo…) cho thấy khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghiệp vụ của các giải pháp này. Để tồn tại, cạnh tranh với các đối thủ là doanh nghiệp nước ngoài vốn có trình độ quản lý tiên tiến thì doanh nghiệp trong nước nên cân nhắc tới phương án hợp tác với các đơn vị tư vấn triển khai về ERP. Các đơn vị này thường sở hữu các chứng chỉ chuyên môn về ERP cũng như có nhiều kinh nghiệm triển khai ở lĩnh vực cụ thể.

2. Dự đoán tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam những năm tới

Ở Việt Nam, theo dự đoán của nhiều chuyên gia trong ngành, nhu cầu về ERP đang rất lớn. Các doanh nghiệp trong nước dần ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hệ thống ERP trong quản trị tổ chức. Dưới đây là một số dự đoán chi tiết về xu thế sử dụng ERP trong thời gian tới.

2.1. Xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

Theo báo cáo của Gartner, đến năm 2022, 65% CIO (viết tắt của Chief Information Officer – Giám đốc Công nghệ thông tin) dự đoán rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được tích hợp vào hệ thống ERP. Bằng việc bổ sung tính năng AI, phần mềm ERP cho phép người dùng sử dụng dữ liệu và phân tích thông tin dễ dàng, nhanh chóng hơn. Dựa trên quy trình làm việc của doanh nghiệp, AI và các công nghệ thông minh này vừa giúp kiểm soát, vừa tự động tìm ra các lỗi sai có thể có, tự động hóa hầu hết các quy trình phức tạp.

ERP tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng của tương lai 
ERP tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng của tương lai

Nhờ vậy, doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý thông tin, tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực. Cùng với đó, tính chuyên nghiệp được tăng cao khi nhân viên tập trung hơn vào các công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn.

2.2. Xu hướng sử dụng ERP trên thiết bị di động

Theo khảo sát của Statista – Cổng thông tin điện tử tích hợp dữ liệu của hơn 600 ngành công nghiệp tại hơn 50 quốc gia, trong đó có Việt Nam – cho biết tại nước ta có hơn 61,37 triệu người dùng thiết bị di động, tương đương 64% dân số. Con số này phần nào cho thấy tính khả thi cao trong mục tiêu điều hành và cập nhật công việc theo thời gian thực bằng thiết bị di động của ERP, giúp doanh nghiệp quản trị được cả về chất và lượng.

Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian khi ngày nay doanh nghiệp có thể truy cập ERP ngay trên các thiết bị di động nhỏ gọn như ipad, điện thoại thông minh
Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian khi ngày nay doanh nghiệp có thể truy cập ERP ngay trên các thiết bị di động nhỏ gọn như ipad, điện thoại thông minh

2.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng ưa chuộng ERP

Ngày nay, chi phí của các phần mềm ERP đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chăng hơn, từ đó ERP trở nên dễ tiếp cận hơn. Bởi với mục tiêu mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thì một quy trình làm việc theo ERP là mảnh ghép phù hợp cho đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đơn giản như các dữ liệu đầu vào chỉ cần nhập 1 lần cho mọi giao dịch liên quan, năng suất lao động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Thay vì lưu trữ rời rạc, dữ liệu từ bán hàng, kế toán, quan hệ khách hàng, chuỗi cung ứng…, đều nằm trong một hệ sinh thái kỹ thuật số duy nhất. Điều này cho phép việc phân tích thống kê nhanh và chính xác hơn so với việc chỉ có thể kiểm soát dữ liệu đơn lẻ.

2.4. Chọn phần mềm ERP có bản quyền thay vì phần mềm miễn phí

Sự phát triển của ERP phần nào đồng nghĩa với việc có những phần mềm ERP có bản quyền và miễn phí để doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp ERP có bản quyền cùng với đối tác triển khai uy tín là lựa chọn thông minh hơn đối với phần đông doanh nghiệp. Bởi sự khác nhau trong các đặc thù trong ngành nghề, trong quy trình làm việc và tổ chức, phần mềm có bản quyền được đơn vị tư vấn triển khai sẽ được điều chỉnh phù hợp và đáp ứng nhu cầu thực tế nội tại doanh nghiệp.

Tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam trong tương lai là sử dụng các phiên bản trả phí để có đơn vị hỗ trợ triển khai tư vấn cụ thể, cá nhân hóa cho doanh nghiệp 
Tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam trong tương lai là sử dụng các phiên bản trả phí để có đơn vị hỗ trợ triển khai tư vấn cụ thể, cá nhân hóa cho doanh nghiệp

Thông qua các chuyên gia có cả kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về ERP, doanh nghiệp sẽ hiểu hơn và đưa ra lựa chọn các phân hệ, ứng dụng phù hợp như: quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý nguồn nhân lực (HCM), quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM), hệ thống quản lý kho hàng (WMS)…

3. Beetech – Đồng hành cùng sự phát triển của hệ thống ERP

đối tác vàng (Gold Partner) của SAP tại Việt Nam, Beetech tự hào đem tới giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP SAP với các cam kết:

  • Beetech có đội ngũ chuyên gia đạt chứng chỉ cao cấp của SAP. Trong đó các chuyên gia cấp cao có tới hơn 10 năm kinh nghiệm, đã chứng kiến và đóng góp vào sự phát triển của phần mềm SAP ERP và sự thành công của doanh nghiệp thực hiện triển khai.
  • Beetech đã triển khai thành công giải pháp phần mềm SAP cho các doanh nghiệp lớn nhỏ, đa quy mô, đa ngành nghề như bán lẻ, nội thất, bất động sản… và sẽ tiếp tục cải tiến, chuẩn hóa quy trình và nhân lực để tối ưu hóa hơn nữa hệ thống ERP và trải nghiệm khách hàng.
  • Beetech có quy trình triển khai độc đáo, có khả năng định vị doanh nghiệp và đưa ra những lời khuyên hữu ích dựa trên nhu cầu và mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy việc triển khai ERP trong quản lý đang được chú trọng tại rất nhiều doanh nghiệp. Sự thay đổi liên tục của thị trường kéo theo nhu cầu gia tăng năng suất, hiệu quả công việc trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hy vọng rằng bài viết đã giúp độc giả hiểu được phần nào tình hình ứng dụng ERP tại Việt Nam trong thời buổi công nghệ hiện nay.

Để nhận thông tin tư vấn triển khai giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP, vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng Beetech Solutions

  • Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Website: https://beetechcom.vn/
  • Facebook: Beetech
  • Email: info@beetechcom.vn
3.6/5 - (10 bình chọn)