hướng dẫn quản lý hệ thống sản xuất SAP

Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc quản lý hệ thống sản xuất và phân bổ nguồn lực. Với khả năng tối ưu thao tác nghiệp vụ, SAP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát phân hệ sản xuất hiệu quả. Một quy trình quản lý tiêu chuẩn theo phần mềm bao gồm 4 phần cơ bản: Tạo bộ định mức sản xuất, thiết lập lệnh sản xuất, xuất nguyên liệu cho sản xuất và nhập thành phẩm từ sản xuất. Dưới đây là hướng dẫn quản lý hệ thống sản xuất SAP Business One để minh họa.

1. Bill of Materials (BOM) – Bộ định mức sản xuất

Bộ định mức sản xuất ngoài việc thể hiện được định mức tiêu hao chuẩn của nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất mà còn thể hiện được đầy quy trình sản xuất, cấu trúc sản phẩm, SAP hỗ trợ thiết lập BOM nhiều cấp phục vụ cho nhu cầu sản xuất các bán thành phần để cấu thành lên sản phẩm cuối cùng.

Để tạo Bộ định mức sản xuất, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Production => Bill of Materials.

Màn hình nhập liệu Bill of Materials:

Màn hình Bộ định mức sản xuất – Bill of Materials
Màn hình Bộ định mức sản xuất – Bill of Materials

Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho Bill Of Materials (BOM):

1.1. Thông tin chung

  • Product No: Chọn mã Bán thành phẩm/ Thành phẩm (BTP/TP) để định nghĩa định mức cho sản xuất
  • Product Description: Tên BTP/TP được hiển thị tự động theo mã BTP/ TP
  • Quantity: Nhập số lượng BTP/TP cần định nghĩa định mức. Ví dụ: nếu nhập 1 thì định mức cho 1 BTP/TP theo đơn vị tồn kho
  • BOM Type: chọn loại Production dùng để sản xuất.
  • Warehouse: Chọn kho nhập sau khi sản xuất

1.2. Tab Content – Thông tin chi tiết

  • Type: Loại thành phần trong bộ định mức: Item/ Resource/ Text/ Route Stage
  • No./Description: Chọn Nguyên vật liệu tham gia vào định mức.
  • Quantity: Nhập số lượng định mức nguyên vật liệu tương ứng với số lượng thành phẩm được thiết lập trong BOM
  • UoM Name: Đơn vị tồn kho của nguyên vật liệu
  • Warehouse: Chọn loại kho được mặc định được xuất  nguyên vật liệu cho sản xuất
  • Issue Method: 
    • Manual: Thực hiện xuất nguyên vật liệu thủ công cho sản xuất (thực hiện thủ công phiếu Issue for Production khi sản xuất)
    • Backflush: Hệ thống tự động xuất nguyên vật liệu thiết lập theo BOM khi nhận BTP/ TP từ sản xuất.

Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.

2. Production Order – Lệnh sản xuất

Lệnh sản xuất là tín hiệu gửi xuống cho bộ phận thực hiện sản xuất tiến hành theo kế hoạch đã đề ra. Để tạo Lệnh sản xuất, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Production => Production Order.

Màn hình nhập liệu Production Order:

Màn hình Lệnh sản xuất – Production Order
Màn hình Lệnh sản xuất – Production Order

Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho Production Order:

2.1. Thông tin chung

  • Type: Loại lệnh sản xuất
    • Standard: Loại lệnh sản xuất tiêu chuẩn thông qua BOM đã định nghĩa
    • Special: Loại lệnh sản xuất đặc biệt không thông qua BOM, thông tin nguyên vật liệu và số lượng cần để sản xuất ra TP/ BTP được nhập trực tiếp tại lệnh sản xuất. Ví dụ: Lệnh sản xuất hàng mẫu.
    • Disassembly: Loại phân rã lệnh sản xuất (Trường hợp sản xuất lỗi/ sai)
  • Status:
    • Planned: Lệnh sản xuất ở trạng thái kế hoạch
    • Release: Lệnh sản xuất ở trạng thái phát hành chính thức để tiến hành sản xuất
    • Closed: Lệnh sản xuất đã được đóng.
  • Production No.: Nhấn phím tab để hiển thị và chọn từ danh sách một TP/BTP cần sản xuất.
  • Planned Quantity: Nhập số lượng kế hoạch TP/BTP sản xuất.
  • Warehouse: Kho nhập TP/BTP sau khi sản xuất xong. Hệ thống hiển thị mặc định theo BOM được định nghĩa theo TP/ BTP được chọn, người dùng có thể chỉnh sửa lại kho cho phù hợp.
    • No.: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
    • Order Date: Ngày lên lệnh sản xuất.
    • Start Date: Nhập ngày bắt đầu sản xuất để tiến hành sản xuất.
    • Due Date: Thời hạn hoàn thành lệnh sản xuất.

2.2. Tab Content – Thông tin chi tiết

Sau khi chọn mã TP/BTP cần sản xuất tại Production No. trên vùng Thông tin chung, những thành phần nguyên vật liệu đã được nghĩa trong Bill of Materials sẽ được tự động hiển thị tại Tab Content.

  • Type: Loại thành phần trong bộ định mức: Item/ Resource/ Text/ Route Stage
  • No./Description: Nguyên vật liệu tham theo bộ định mức.
  • Base Qty: Số lượng nguyên vật liệu được định nghĩa trong BOM
  • Planned Qty: Số lượng nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất theo kế hoạch của lệnh sản xuất = Base Qty * Planned Qty (trên vùng Thông tin chung).
  • Issued: Số lượng nguyên vật liệu đã xuất ra cho lệnh sản xuất
  • UoM Code: đơn vị tồn kho của nguyên vật liệu
  • Warehouse: Kho để xuất nguyên vật liệu cho sản xuất
  • Issued Method: Mặc định theo BOM
  • Qty in Whs: Số lượng tồn kho thực tế của nguyên vật liệu tại kho sản xuất tương ứng tại thời điểm hiện thời (chỉ tính tới mức kho sản xuất, không tính tới vị trí)

Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.

Lưu mới Lệnh sản xuất – Production Order
Lưu mới Lệnh sản xuất – Production Order

Xem thêm:

3. Issue for Production – Xuất cho sản xuất

Phiếu xuất cho sản xuất dùng để xuất các nguyên/ nhiên vật liệu bán thành phẩm cho lệnh sản xuất, để tạo phiếu Xuất cho sản xuất, người dùng thực hiện như sau:

Tại vùng thông tin chung của lệnh sản xuất ở trạng thái đã phát hành chính thức (Production Order có Status = Released) người dùng click phải chọn => Issue Components.

Issue Components – Xuất nguyên vật liệu từ lệnh sản xuất đã phát hành
Issue Components – Xuất nguyên vật liệu từ lệnh sản xuất đã phát hành

Màn hình Issue Components – Selection Criteria xuất hiện, người dùng lựa chọn một trong hai tùy chọn sau cho phù hợp với thực tế sản xuất:

  • Open Quantity of Components: Hệ thống sẽ lấy số nguyên vật liệu còn lại của lệnh sản xuất để đề xuất.
  • Quantity of Parent Items: Hệ thống sẽ tính số nguyên vật liệu theo số lượng thành phẩm nhận để đề xuất xuất tiêu hao theo lệnh sản xuất.
Tùy chọn số lượng nguyên vật liệu cho lệnh Xuất kho sản xuất
Tùy chọn số lượng nguyên vật liệu cho lệnh Xuất kho sản xuất

Hoặc: Ngoài cách tạo phiếu Issue for Production từ phiếu Production Order, người dùng có thể tạo phiếu Issue for Production theo đường dẫn: Menu => Production => Issue for Production. Click chọn [Production Order] => chọn lệnh sản xuất cần thực hiện xuất cho sản xuất từ danh sách => Nhấn Choose để xác nhận.

Sau đó, tại màn hình phiếu Issue for Production hiển thị. Người dùng kiểm tra lại thông tin và ghi nhận theo thực tế sản xuất một số thông tin sau:

3.1. Thông tin chung

  • Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
  • Posting Date: Ngày ghi sổ xuất kho cho sản xuất, hệ thống tự động giảm tồn kho nguyên vật liệu tại ngày ghi sổ.

3.2. Tab Content – Thông tin chi tiết

  • Order No.: Số lệnh sản xuất
  • No./Description: Nguyên vật liệu được xuất cho sản xuất
  • Quantity: Số lượng thực xuất của nguyên vật liệu (tính theo đơn vị lưu kho)
  • Whse: Kho xuất nguyên vật liệu cho sản xuất
  • In Stock: Số lượng tồn kho tức thời của nguyên vật liệu (tồn kho tại tất cả các kho)
  • Planned: Số lượng kế hoạch xuất nguyên vật liệu tại lệnh sản xuất
  • Issued: Số lượng đã xuất nguyên vật liệu cho lệnh sản xuất
  • Qty in Whse: Số lượng tồn kho tức thời của nguyên vật liệu tại kho xuất cho sản xuất
  • Uom Code: Đơn vị lưu kho của nguyên vật liệu.

Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.

Lưu mới phiếu Xuất cho sản xuất – Issue for Production
Lưu mới phiếu Xuất cho sản xuất – Issue for Production

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng phân hệ mua hàng SAP

4. Receipt from Production – Nhập từ sản xuất

Thành phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được nhập vào kho thành phẩm, để tạo phiếu Nhập từ sản xuất, người dùng thực hiện như sau:

Tại vùng thông tin chung của lệnh sản xuất ở trạng thái đã phát hành chính thức (Production Order có Status = Released) người dùng click phải chọn Report Completion.

Report Completion – Nhập TP/BTP từ lệnh sản xuất đã phát hành
Report Completion – Nhập TP/BTP từ lệnh sản xuất đã phát hành

Hoặc người dùng có thể tạo phiếu Receipt from Production theo đường dẫn: Menu => Production => Receipt from Production. Click chọn [Production Order] => chọn lệnh sản xuất cần thực hiện xuất cho sản xuất từ danh sách => Nhấn Choose để xác nhận.

Sau đó, tại màn hình phiếu Receipt from Production hiển thị. Người dùng kiểm tra lại thông tin và ghi nhận theo thực tế sản xuất một số thông tin sau:

4.1. Thông tin chung

  • Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
  • Posting Date: Ngày ghi sổ nhập kho từ sản xuất, hệ thống tự động tăng tồn kho BTP/ TP nhập kho tại ngày ghi sổ.

4.2. Tab Content – Thông tin chi tiết

  • Order No.: Số lệnh sản xuất
  • No./Description: TP/BTP được nhập kho từ sản xuất
  • Quantity: Số lượng thực nhập
  • Whse: Kho được nhập TP/BTP
  • Planned: Số lượng kế hoạch tại lệnh sản xuất
  • Completed: Số lượng đã nhập kho từ sản xuất
  • Uom Code: Đơn vị lưu kho của TP/ BTP.

Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.

Lưu mới phiếu Nhập từ sản xuất – Receipt from Production
Lưu mới phiếu Nhập từ sản xuất – Receipt from Production

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc của khách hàng về cách quản lý hệ thống sản xuất SAP, biết được lợi ích phân hệ quản lý sản xuất mang lại cũng như thao tác được trên phần mềm sau khi được hướng dẫn sử dụng chi tiết.

Nếu khách hàng cần được nhu cầu tư vấn thêm về cách dùng phần mềm SAP vui lòng liên hệ Công ty Beetech theo thông tin:

Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng

  • Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Website: beetechcom.vn
  • Facebook: Beetech
  • Email: info@beetechcom.vn
Rate this post