Quản lý kho không chỉ để kiểm soát chất lượng, số lượng hàng hóa mà còn tối ưu chi phí của hàng tồn. SAP hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa dựa trên mẫu hàng, mã serial, số lô,… giúp giảm thiểu các thao tác thủ công và sai sót trong quá trình kiểm soát hàng hóa. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng phân hệ kho phần mềm SAP, bao gồm: tạo phiếu nhập kho khác, phiếu xuất kho khác, phiếu đề nghị chuyển kho, phiếu chuyển kho, phiếu kiểm kê kho, phiếu điều chỉnh kiểm kê kho và phiếu đánh giá lại hàng tồn kho trong bài viết dưới đây và bài viết sử dụng SAP B1 để minh họa.
Mục Lục
1. Goods Receipt – Phiếu nhập kho khác
Bên cạnh việc nhập kho mua hàng – Good Receipt PO. Và nhập kho thành phẩm từ sản xuất – Receipt from Production thì bộ phận kho có riêng cho mình một phiếu nhập kho khác, sử dụng trong các trường hợp cần tăng hàng hóa ví dụ như nhập điều chỉnh, nhập hàng mẫu, tặng …
Để tạo Phiếu nhập kho khác, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Goods Receipt.
Màn hình nhập liệu Goods Receipt:
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Goods Receipt:
1.1. Thông tin chung
- Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống, người dùng không điền.
- Posting Date: Ngày ghi sổ kế toán và tăng tồn kho trên hệ thống
- Document Date: Ngày của chứng từ gốc
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
- Journal Remark: Diễn giải lên sổ kế toán
1.2. Tab Content – Thông tin chi tiết
- Item No: Mã mặt hàng nhập kho
- Item Description: Tên mặt hàng nhập kho
- Quantity: Số lượng nhập kho
- Uom Code: Đơn vị tính
- Unit Price: Đơn giá mặt hàng.
- Total: Giá trị mặt hàng nhập kho
- Whse: Kho nhập mặt hàng
- Account Code: Tài khoản đối ứng khi nhập kho.
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống. Nếu lưu thành công, hệ thống tự động tăng tồn kho mặt hàng trong hệ thống.
2. Goods Issue – Phiếu xuất kho khác
Bên cạnh việc xuất kho hàng bán – Delivery. Và xuất nguyên vật liệu cho sản xuất – Issue for Production thì bộ phận kho có riêng cho mình một phiếu xuất kho khác, sử dụng trong các trường hợp cần giảm hàng hóa ví dụ như xuất điều chỉnh, xuất mẫu, xuất test, xuất tặng …
Để tạo Phiếu xuất kho khác, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Goods Issue.
Màn hình nhập liệu Goods Issue:
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Goods Issue
2.1. Thông tin chung
- Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Posting Date: Ngày ghi sổ kế toán và giảm tồn kho trên hệ thống
- Document Date: Ngày của chứng từ gốc
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
- Journal Remark: Diễn giải lên sổ kế toán
2.2. Tab Content – Thông tin chi tiết
- Item No: Mã mặt hàng xuất kho
- Item Description: Tên mặt hàng xuất kho
- Quantity: Số lượng xuất kho
- Uom Code: Đơn vị tính
- Item Cost: Chi phí giá vốn khi xuất kho. Thông tin này được hệ thống tự động hiển thị sau khi tạo thành công phiếu Goods Issue.
- Whse: Kho xuất mặt hàng
- Account Code: Tài khoản đối ứng khi xuất kho.
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống. Nếu lưu thành công, hệ thống tự động giảm tồn kho mặt hàng trong hệ thống.
Xem thêm:
3. Inventory Transfer Request – Phiếu đề nghị chuyển kho
Doanh nghiệp sẽ nhiều kho hàng vật lý lẫn kho hàng logic, tùy theo nhu cầu mà các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh có thể lên yêu cầu chuyển kho để bộ phận kho/ vận chuyển điều chuyển hàng hóa từ kho này tới kho khác hoặc chuyển giữa các dãy, kệ, tầng trong cùng kho.
Để tạo Phiếu đề nghị chuyển kho, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Inventory Transfer Request.
Màn hình nhập liệu Inventory Transfer Request:
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Inventory Transfer Request:
3.1. Thông tin chung
- No: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Posting Date: Ngày ghi nhận phiếu yêu cầu chuyển kho
- Due Date: Ngày cần được chuyển kho
- Document Date: Ngày chứng từ yêu cầu chuyển kho
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
- Journal Remark: Diễn giải lên sổ kế toán
3.2. Tab Content – Thông tin chi tiết
- Item No: Mã mặt hàng yêu cầu chuyển kho
- Item Description: Tên mặt hàng yêu cầu chuyển kho
- Quantity: Số lượng yêu cầu chuyển
- Uom Code: Đơn vị tính
- From Warehouse: Kho xuất chuyển hàng đi tương ứng từng dòng mặt hàng
- To Warehouse: Kho nhận mặt hàng đến tương ứng từng dòng mặt hàng
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.
4. Inventory Transfer – Phiếu chuyển kho
Phiếu chuyển kho có thể được thực hiện độc lập hoặc kế thừa từ phiếu yêu cầu (Inventory Transfer Request), hàng hóa sẽ được chuyển từ kho đi (A) đến kho nhận (B) hoặc trong cùng 1 kho thì có thể chuyển từ dãy, kệ, tầng nãy tới vị trí dãy, kệ, tầng khác.
Để tạo Phiếu chuyển kho, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Inventory Transfer.
Màn hình nhập liệu Inventory Transfer:
Sau đó, tùy theo tình huống thực tế phát sinh, người dùng xử lý như sau:
- Inventory Transfer có thể tạo độc lập, người dùng ghi nhận trực tiếp toàn bộ thông tin Phiếu chuyển kho.
- Người dùng chọn [Copy from] [Inventory Transfer Request]: Nếu Phiếu chuyển kho kế thừa từ Phiếu yêu cầu chuyển kho. Sau khi chọn chứng từ gốc cần kế thừa, người dùng click [Choose]. Hệ thống sẽ hiển thị các tùy chọn [Draw Document Wizard]. Người dùng có thể lựa chọn tất cả hoặc chọn một hay nhiều dòng Finish Xác nhận thông tin.
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Inventory Transfer:
4.1. Thông tin chung
- Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Posting Date: Ngày ghi sổ chuyển kho
- Document Date: Ngày chứng từ yêu cầu chuyển kho
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
- Journal Remark: Diễn giải lên sổ kế toán
4.2. Tab Content – Thông tin chi tiết
- Item No.: Mã mặt hàng chuyển kho
- Item Description: Tên mặt hàng chuyển kho
- Quantity: Số lượng chuyển
- Uom Code: Đơn vị tính
- From Warehouse: Kho xuất chuyển hàng đi tương ứng từng dòng mặt hàng
- To Warehouse: Kho nhận mặt hàng đến tương ứng từng dòng mặt hàng
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.
5. Inventory Counting – Phiếu kiểm kê kho
Kiểm kê kho là công tác không thể thiếu trong doanh nghiệp, SAP cung cấp công cụ hỗ trợ kiểm kê cực kỳ mạnh mẽ như lên lịch kiểm kê tự động theo từng kho, từng mặt hàng, từng thời điểm .. bài viết này sẽ hướng dẫn người dùng tạo phiếu kiểm kê trực tiếp. Nếu có nhu cầu thiết lập các lịch kiểm kê người dùng liên hệ trực tiếp với Beetech theo thông tin ở cuối bài biết để được hỗ trợ.
Để tạo Phiếu kiểm kê, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Inventory Counting Transactions => Inventory Counting.
Màn hình nhập liệu Inventory Counting:
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Inventory Counting:
5.1. Thông tin chung
- Count Date: Ngày thực hiện kiểm kê kho
- Time: Thời gian thực hiện kiểm kê kho
- No.: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Inventory Counter: Nhân viên kiểm kho
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
5.2. Tab General
- Item No.: Mã mặt hàng được kiểm kho
- Item Description: Tên mặt hàng được kiểm kho
- Freeze: Đóng băng không cho nhập/ xuất sản phẩm trong kho khi đang thực hiện kiểm kê.
- Whse: Kho được thực hiện kiểm kê
- Uom Counted Qty: Số lượng thực tế đã kiểm kê của mặt hàng theo đơn vị tồn kho.
- Counted: Tick chọn nếu mặt hàng đã được thực hiện kiểm kho thực tế
- Variance: Số lượng chênh lệch giữa tồn kho trên hệ thống và tồn kho thực tế kiểm kê.
- Variance < 0: Số lượng tồn kho trên hệ thống đang nhiều hơn so với số lượng thực tế kiểm kho.
- Variance > 0: Số lượng tồn kho trên hệ thống đang ít hơn so với số lượng thực tế kiểm kho.
Người dùng có thể chọn cùng lúc nhiều mặt hàng theo nhiều tiêu chí khác nhau (từ Item No. A đến Item No. B, từ Supplier A đến Supplier B, kiểm kê sản phẩm theo nhiều kho) bằng chức năng “Add Items”.
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.
6. Inventory Posting – Phiếu điều chỉnh kiểm kê kho
Sử dụng phiếu Inventory Posting để thực hiện điều chỉnh số liệu kho theo kết quả thực tế kiểm kê tại phiếu Inventory Counting.
Để tạo Phiếu điều chỉnh kiểm kê kho, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Inventory Counting Transactions => Inventory Posting.
Màn hình nhập liệu Inventory Posting:
để tạo phiếu Inventory Posting kế thừa thông tin từ phiếu Inventory Counting:
- Tại phiếu Inventory Posting, người dùng chọn [Copy from Inventory Counting]
- Tại phiếu Inventory Counting, người dùng chọn [Copy to Inventory Posting]
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Inventory Posting:
6.1. Thông tin chung
- Posting Date: Ngày ghi sổ chứng từ
- Count Date: Ngày thực hiện kiểm kê kho
- Time: Thời gian thực hiện kiểm kê kho
- No. Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Remarks: Ghi chú hoặc diễn giải nếu có.
6.2. Tab thông tin chi tiết
- Item No.: Mã mặt hàng được kiểm kho
- Item Description: Tên mặt hàng được kiểm kho
- Whse: Kho được thực hiện kiểm kê
- Counted Qty: Số lượng thực tế đã kiểm kê của mặt hàng theo đơn vị tồn kho.
Người dùng kiểm tra thông tin các thông tin thêm cần quản lý. Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống. Phiếu Inventory Posting sau khi lưu thành công, hệ thống sẽ cập nhật số lượng tồn kho theo thực tế điều chỉnh kiểm kê. Đồng thời, những mặt hàng sau khi hoàn tất điều chỉnh kiểm kê, sẽ tiếp tục nhập/ xuất được trên hệ thống bình thường.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng danh mục dữ liệu SAP
7. Inventory Revaluation – Phiếu đánh giá lại hàng tồn kho
Sử dụng phiếu Inventory Revaluation để thực hiện đánh giá hàng tồn kho.
Để tạo phiếu Inventory Revaluation, người dùng truy cập đường dẫn: Menu => Inventory => Inventory Transactions => Inventory Revaluation.
Màn hình nhập liệu Inventory Revaluation:
Người dùng ghi nhận một số thông tin cần thiết cho phiếu Inventory Revaluation:
7.1. Thông tin chung
- Number: Số chứng từ tăng tự động của hệ thống
- Posting Date: Ngày ghi sổ chứng từ
- Document Date: Ngày trên chứng từ
- Revaluation Type: Chọn Price Change
- Journal Remarks: Diễn giải lên sổ kế toán.
7.2. Tab thông tin chi tiết
- Item No.: Mã mặt hàng được đánh giá lại giá trị tồn kho
- Item Description: Tên mặt hàng được đánh giá lại giá trị tồn kho
- Current Cost: Giá trị lưu kho hiện tại của mặt hàng trên hệ thống
- New Cost: Nhập giá trị muốn điều chỉnh cho mặt hàng
Sau khi hoàn tất, chọn [Add] để lưu phiếu vào hệ thống.
Hi vọng qua bài viết, khách hàng đã nắm rõ thông tin về hướng dẫn sử dụng phân hệ kho phần mềm SAP nhờ những hướng dẫn rất trực quan và dễ hiểu và những giao diện chức năng đi kèm.
Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn thêm về cách sử dụng, vui lòng liên hệ theo thông tin:
Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng
- Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Website: https://beetechcom.vn/
- Facebook: Beetech
- Email: info@beetechcom.vn