quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Một doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn phát triển bền vững trước tiên cần thiết lập một hệ thống quản trị đồng nhất và hiệu quả. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ dù sử dụng nguồn lực mạnh như thế nào nhưng hệ thống quản trị nếu phát huy không tốt thì sẽ lãng phí và không đem lại hiệu quả. Vậy chúng ta cần hiểu rõ quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Cần lưu ý các nguyên tắc lẫn kỹ năng gì để tránh sai lầm trong quản trị? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào cho hiệu quả?
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào cho hiệu quả?

1. Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là những hoạt động liên quan đến việc quản trị, quản lý, hay xây dựng các chiến lược, định hướng con đường, lộ trình phát triển cho doanh nghiệp. Nhìn chung, nguồn vốn của những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không nhiều hoặc chỉ ở mức trung bình, và các nguồn lực khác như con người, cơ sở vật chất cũng tương đối hạn chế.

Vì vậy, việc chủ động thiết lập một hệ thống quản trị có nguyên tắc và giảm thiểu sai sót thực sự cần thiết để cân bằng các hoạt động của doanh nghiệp như kế toán tài chính, chuỗi cung ứng, nguồn nhân lực, sản xuất kinh doanh thật sự cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh số hóa, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được thực hiện bài bản và thông minh để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

Nếu quy trình quản trị doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển bền vững hơn, trở thành những doanh nghiệp tiên phong trong thị trường hoạt động của mình, thậm chí hướng tới mở rộng kinh doanh. Vì thế, những nhà quản trị phải có tầm nhìn, biết được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp ở đâu để khắc phục, hiểu rõ điều gì là tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.

2. 8 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả

Để quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả các nhà quản lý cần tuân thủ các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp nhất định để đảm bảo đưa doanh nghiệp đi theo định hướng đúng, sử dụng hiệu quả các tài nguyên sẵn có. Từ đó hoàn thiện quy trình vận hành một cách chuyên nghiệp, sẵn sàng cạnh tranh với các đối thủ ngang tầm trên thị trường.

Quản trị doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển đúng hướng
Quản trị doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển đúng hướng

2.1. Minh bạch trong mọi hoạt động

Khi quản trị doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào, không chỉ riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần sự minh bạch trong mọi hoạt động, bao gồm các thông tin về sở hữu trí tuệ, định hướng quản trị, hoạt động tài chính, kinh doanh. Đồng thời công khai các thay đổi, điều chỉnh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, giao dịch, để mọi cổ đông, mọi cấp lãnh đạo, mọi phòng ban, mọi nhân viên biết doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào, có đúng với quy định của Pháp luật hay không.

2.2. Sự công bằng giữa mọi cá nhân

Tại doanh nghiệp vừa và nhỏ, tính công bằng giữa các cá nhân luôn phải được đề cao. Bởi một doanh nghiệp muốn thành công thì phải tạo được một môi trường nơi các cá nhân có cơ hội cạnh tranh một cách công bằng nhất, từ đó giữ chân họ ở lại. Nếu xảy ra tình trạng bất bình đẳng, dẫn đến mâu thuẫn giữa các cá nhân như mâu thuẫn về quyền lợi giữa các cổ đông, hay nhân viên sẽ vô tình gây nên sự mất đoàn kết, khiến nội bộ lục đục, doanh nghiệp mất năng lực cạnh tranh.

Muốn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công cần đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân
Muốn quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công cần đảm bảo sự công bằng giữa các cá nhân

2.3. Luôn nhất quán

Để có thể phát triển hiệu quả điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của doanh nghiệp, nhà quản trị cần đảm bảo sự nhất quán trong các chủ trương, kế hoạch, tầm nhìn và sứ mệnh, nhất quán giữa các giá trị đã có và sẽ có. Từ đó tạo nên khung hành động và cư xử chuẩn mực, tạo ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp vừa và nhỏ, để quá trình vận hành quản trị đạt hiệu quả tốt nhất.

2.4. Duy trì chuẩn mực đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc chung, được áp dụng cho doanh nghiệp, dùng để đánh giá, điều chỉnh thái độ và hành vi của các nhà điều hành doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh đề cao tính trung thực và tôn trọng đối tác và chính doanh nghiệp trong kinh doanh, giúp nâng tầm sự uy tín của một doanh nghiệp lên một tầm cao mới. Doanh nghiệp vừa và nhỏ hội tụ “chìa khóa” này sẽ luôn có hướng đi mang lại sự thành công riêng cho mình trong thị trường hiện nay – một thị trường đề cao chuẩn mực đạo đức của tập thể và cá nhân.

Đạo đức kinh doanh được đánh giá là một mắt xích then chốt của doanh nghiệp khi hoạt động
Đạo đức kinh doanh được đánh giá là một mắt xích then chốt của doanh nghiệp khi hoạt động

2.5. Xây dựng niềm tin và sự gắn bó

Khi các cá nhân trong tổ chức tin tưởng lẫn nhau, và tin tưởng người lãnh đạo tức là đã tạo nên một sợi dây gắn kết vô hình, cùng nhau gắn bó, sát cánh đi lên để doanh nghiệp phát triển mạnh. Các nhà quản trị có thể tạo niềm tin và xây dựng sự gắn bó bằng cách:

  • Luôn biến lời nói thành hành động thực tế
  • Luôn lắng nghe và thấu hiểu
  • Nâng cao sự tín nhiệm của nhân viên bằng cách thể hiện năng lực của một người lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng ý tưởng và quan điểm của họ.
  • Lời nói và hành động của người quản trị sẽ  phù hợp theo chuẩn mực từng tình huống và các quy tắc đạo đức chung
Niềm tin và sự gắn bó là sợi dây liên kết mọi người trong doanh nghiệp
Niềm tin và sự gắn bó là sợi dây liên kết mọi người trong doanh nghiệp

2.6. Khuyến khích ý kiến và ý tưởng mới

Để hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả, cần phải có những nhà quản trị có khả năng đánh giá được nguồn lực và đồng thời khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên thay vì rập khuôn, bó buộc theo phương pháp làm việc kiểu truyền thống. Điều này sẽ làm tăng khả năng phát triển tư duy của nhân viên, tạo tiền đề cho việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo tiềm năng trong tương lai, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

2.7 Quản lý mâu thuẫn và xung đột hiệu quả

Trong mô hình doanh nghiệp, xung đột được định nghĩa là sự đối lập về những nhu cầu, lợi ích, những mong muốn, đòi hỏi của cá nhân về vật chất và tinh thần trong quá trình làm việc và phát triển. Còn mâu thuẫn xảy ra khi có sự khác biệt về nhận thức, quan điểm và phương pháp làm việc giữa các cá nhân.

Mâu thuẫn và xung đột không thể tránh khỏi
Mâu thuẫn và xung đột không thể tránh khỏi

Nhìn chung, dù là xung đột hay mâu thuẫn thì đây cũng là hai yếu tố cản trở sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, nhà quản trị trước tiên phải tạo ra được một môi trường làm việc, sinh hoạt công bằng, tạo cơ hội cho nhân viên tìm ra tiếng nói chung và xoa dịu mâu thuẫn hoặc xung đột khi cần thiết.

2.8. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Và mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cái nhìn về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp khác nhau. Nhưng nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên chính những đặc điểm, những nhu cầu, mong muốn của nhân viên. Có thế thì văn hóa đó mới phản ánh, thể hiện chính xác doanh nghiệp là ai, đội ngũ nhân sự là ai chứ không phải một bộ quy tắc văn hóa sáo rỗng.

3. 5 kỹ năng cần có khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, với quy mô nhỏ và không đồng nhất, việc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo ra không ít khó khăn cho các nhà quản trị. Vì thế, bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc quản lý, các nhà quản trị cần phải có các kỹ năng để hỗ trợ tốt công tác quản trị.

Quản trị hiệu hiệu quả cần có thêm các kỹ năng đi kèm
Quản trị hiệu hiệu quả cần có thêm các kỹ năng đi kèm

3.1. Kỹ năng dự báo, khả năng hoạch định kế hoạch và chiến lược

Muốn đưa ra định hướng phát triển hiệu quả lâu dài cho doanh nghiệp, người quản lý cần sáng suốt xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn hiệu quả. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ yêu cần sự cạnh tranh cao, chiến lược được ví như là yếu tố chính quyết định sự thành công.

Dù hình thành muộn hơn, nhưng nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ có một chiến lược đúng đắn, rõ ràng, bám sát quy trình vận hành và dựa trên số liệu từ các kỳ, giai đoạn trong quá khứ thì vẫn có thể phát triển bền vững trong thị trường chung.

3.2. Kỹ năng truyền cảm hứng, tạo động lực và trao quyền

Truyền cảm hứng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà không phải tất cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều sở hữu. Vận dụng được kỹ năng này vào công tác quản lý sẽ làm tăng sự sẵn sàng cho các hoạt động, tạo động lực tốt nhất để thúc đẩy nhân viên hoàn thành nhiệm vụ.

Truyền cảm hứng cho nhân viên là một chìa khóa giúp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công
Truyền cảm hứng cho nhân viên là một chìa khóa giúp quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thành công

Với sự nhiệt huyết cùng khả năng thuyết phục hiệu quả, cảm hứng của mỗi nhà lãnh đạo sẽ được truyền tải đến mọi nhân sự trong doanh nghiệp một cách chân thực nhất, tạo tiền đề cho sự thành công trên con đường chinh phục, phát hiện những nhân tố tài năng của chính doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp dễ dàng “trao quyền” cho nhân viên và mở rộng mô hình truyền cảm hứng – tạo động lực và trao quyền đến mọi cấp, mọi nhân sự.

3.2. Kỹ năng lãnh đạo

Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, một nhà quản trị tốt phải có thái độ, tác phong làm việc đúng mực, cách xử lý công việc cũng phải nhanh gọn, khoa học, khiến cho nhân viên cảm thấy kính trọng và thoải mái khi làm việc cùng. Có thể người lãnh đạo không phải là người có trình độ xử lý các vấn đề về chuyên môn giỏi nhất, hướng dẫn nhân viên và các phòng ban đi đúng hướng theo sự “chèo lái” của người thuyền trưởng Có được những trải nghiệm đó, nhân viên hứng thú để làm việc hơn và làm việc cũng hiệu quả hơn.

3.3. Kỹ năng ra quyết định

Không trì hoãn, không chần chừ, đưa ra những quyết định thông minh, quyết đoán, chính xác, sẽ nắm bắt được cơ hội giúp doanh nghiệp chuyển mình hiệu quả trong thời đại số hóa hiện nay. Và những quyết định nếu thực hiện đúng thời điểm sẽ tạo nên thành công cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời có thể duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Kỹ năng ra quyết định chính là chìa khóa tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của các nhà nhà quản trị
Kỹ năng ra quyết định chính là chìa khóa tạo nên sự thành công trong công tác quản lý của các nhà nhà quản trị

3.4. Truyền thông và giao tiếp

Người quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ gặp mặt, đàm phán với các đối tác, mà còn giao tiếp đối với nhân viên, với khách hàng,… hàng ngày, hàng giờ. Nếu sử dụng không hiệu quả kỹ năng giao tiếp, doanh nghiệp sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội để phát triển và ký kết các hợp đồng lớn. Khả năng giao tiếp tốt không chỉ giúp doanh nghiệp tạo nên ấn tượng đẹp và chuyên nghiệp đối với khách hàng mà còn là cách để tạo mối liên hệ chặt chẽ và thân thiết trong nội bộ doanh nghiệp.

3.5. Làm chủ thời gian

Khối lượng công việc cần phải làm của người quản trị doanh nghiệp khiến ngay cả những người quản lý lâu năm cũng phải cảm thấy đau đầu khi nhìn vào bảng biểu thống kê những công việc cần làm trong một ngày.

Thời gian là áp lực vô hình cho bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào
Thời gian là áp lực vô hình cho bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào

Vì thế, làm chủ thời gian là một kỹ năng cần có để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn vận hành đúng thời hạn. Nhờ kỹ năng này, nhà quản trị doanh nghiệp dẫu có trăm công nghìn việc vẫn có thể thảnh thơi; ngược lại, cũng có thể biến một người có ít công việc trở nên tất bật, đầu tắt mặt tối suốt ngày.

4. 6 sai lầm khi quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và mắc cái sai sót trong quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả là bài toán khó được các nhà quản trị quan tâm. Dưới đây là 6 sai lầm trong quản trị doanh nghiệp mà giám đốc tài chính nào cũng nên biết.

4.1. Quản lý vốn và phân bổ chi phí chưa hiệu quả

Sai lầm trong quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị bắt đầu từ việc quản lý vốn và phân bố chi phí không hiệu quả. Tình trạng nhập nhằng các khoản chi diễn ra không ít do năng lực quản lý của doanh nghiệp có hạn, dẫn đến sự tổn thất trong quá trình sản xuất, thu mua, thống kê các chi phí mua sắm khác.

Đây là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thất bại
Đây là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp thất bại

Không những nguồn lực về vốn hạn chế mà công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp vừa và nhỏ lại lỏng lẻo chính, dẫn đến các doanh nghiệp này thường làm ăn thua lỗ, các khoản thu “không cánh mà bay”. Trong khi mảng không cạnh tranh được với các đối thủ cùng phân khúc.

4.2. Quản trị luồng thông tin, dữ liệu KHÔNG khoa học

Nhiều doanh nghiệp ban đầu chọn cách sao lưu dữ liệu sang nhiều thiết bị, nền tảng lưu trữ khác nhau để bảo vệ thông tin. Tuy nhiên hiện nay, các phần mềm quản trị doanh nghiệp được các nhà quản trị thông thái ưu tiên sử dụng để quản lý thông tin. Bởi phần mềm quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hỗ trợ doanh nghiệp sao lưu dữ liệu một cách khoa học và lâu dài hơn, biến công tác tìm kiếm thông tin trở nên dễ dàng, nhanh chóng.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quản lý dữ liệu không khoa học
Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường quản lý dữ liệu không khoa học

4.3. Mục tiêu không rõ ràng, buông lỏng quản lý

Việc lập mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp xác định rõ hướng đi và sau đó thực hiện các công việc cũng như phân bổ nhân sự nhanh chóng, hợp lý hơn. Nhưng nhiều doanh nghiệp lại thiếu tính linh hoạt, hoặc không đề cao yếu tố mục tiêu  trong quá trình này, khiến công tác quản lý không hiệu quả, dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong môi trường làm việc. Dễ đánh mất cơ hội phát triển và cạnh tranh trên thị trường.

4.4. Sợ thay đổi

Đây được xem là tâm lý chung của rất nhiều nhà quản trị doanh nghiệp chứ không phải chỉ riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tâm lý này khiến họ nhận thức được các thiếu sót và hạn chế trong công tác quản lý nhưng lo ngại rằng sự thay đổi sẽ dẫn đến những điều tiêu cực như: sợ tốn kém, sợ nhân viên không thích nghi được với sự thay đổi, từ đó giảm hiệu suất làm việc. Đã đến lúc các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải đưa ra quyết định thay đổi kịp thời để doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới.

4.5. Thiếu định hướng sản xuất và kinh doanh

Một sai lầm nữa mà các nhà quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ thường mắc phải đó là thiếu các định hướng, chiến lược về sản xuất và kinh doanh. Các vấn đề tồn tại trong quy trình sản xuất và kinh doanh thường là thiếu quy trình, không có kế hoạch cụ thể, từ đó không phân bổ được nguồn lực phù hợp để cải tiến thay đổi chất lượng của sản phẩm. Đây được xem là yếu tố khiến doanh nghiệp khó cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Chi phí nào thì hợp lý? Tại sao số vốn thu vào không đủ?
Chi phí nào thì hợp lý? Tại sao số vốn thu vào không đủ?

4.6. Chưa số hóa quy trình làm việc

Hiện nay, xu hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rất được chú trọng. Bởi công tác quản lý gặp rất nhiều thách thức do khối lượng công việc khổng lồ, khó kiểm soát lượng nhân viên đông đảo, các nguồn dữ liệu, thông tin không đồng bộ khi luân chuyển qua các phòng ban, qua các năm. Vì vậy, quản trị doanh nghiệp là lĩnh vực cần áp dụng công nghệ..

Với sự ra đời của các phần mềm quản lý hiện nay, bài toán khó của các doanh nghiệp dường như đã có lời giải đáp. Bởi phần mềm cung cấp các chức năng hỗ trợ việc quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn, như:

  • Quản lý hiệu quả các nguồn nhân lực
  • Kết nối toàn bộ việc của người quản trị doanh nghiệp vào trong một hệ thống đồng nhất.
  • Giảm thời gian xử lý khối lượng dữ liệu không cần thiết, không cần mất nhiều thời gian trong việc tìm ra lỗi sai, hay kết xuất, đối chiếu các báo cáo giữa các phòng ban.
  • Tiết kiệm nhân lực và thời gian trong các hoạt động kinh doanh.
Vận dụng công nghệ vào quản trị kinh doanh sẽ tạo bước phát triển đột phá lớn
Vận dụng công nghệ vào quản trị kinh doanh sẽ tạo bước phát triển đột phá lớn

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các quy tắc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ với các chức năng, đi kèm với đó là các tôn chỉ, phù hợp với những khoản ngân sách triển khai và đối tượng triển khai khác nhau. Tuy nhiên, trước khi mua phần mềm, doanh nghiệp nên làm việc với đơn vị tư vấn để nắm rõ xác định cách sử dụng có phù hợp với đặc thù doanh nghiệp mình hay không, đồng thời đưa ra khoản ngân sách hợp lý mà doanh nghiệp có thể chi trả.

Doanh nghiệp muốn tư vấn thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Beetech – đối tác uy tín hàng đầu trong lĩnh vực triển khai dự án quản trị doanh nghiệp theo thông tin sau:

Công ty TNHH Dịch vụ – Giải pháp – Công Nghệ Ong Vàng Beetech Solutions

  • Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Website: beetechcom.vn
  • Facebook: Beetech
  • Email: info@beetechcom.vn
Rate this post