Phần mềm erp có linh hoạt không? Linh hoạt ở điểm nào?

Một trong những thắc mắc của người quản lý doanh nghiệp khi biết đến giải pháp hoạch định doanh nghiệp là: Liệu phần mềm ERP có linh hoạt không? ERP có thể thay đổi để đáp ứng những nhu cầu phát sinh của họ trong tương lai không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tính linh hoạt của phần mềm cũng như những lợi ích khách hàng nhận được từ sự linh hoạt này.

Phần mềm ERP có linh hoạt không? Có phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp?
Phần mềm ERP có linh hoạt không? Có phù hợp với định hướng kinh doanh của doanh nghiệp?

1. Phần mềm ERP có linh hoạt không?

Phần mềm ERP có linh hoạt không phụ thuộc vào lựa chọn phương thức triển khai giải pháp của doanh nghiệp. Hiện tại, các nhà cung cấp đang thực hiện 2 phương thức triển khai phổ biến:

  • Phương pháp triển khai cố định (hay còn gọi là phương pháp triển khai tiêu chuẩn): Đây là phương pháp có tính ổn định cao, sử dụng ERP thiết lập sẵn quy trình tiêu chuẩn để áp dụng trực tiếp, dễ dàng triển khai. Vì vậy, phương pháp này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp từ quy mô vừa và nhỏ, ưu tiên xây dựng hệ thống quy trình làm việc chuẩn.
  • Phương pháp triển khai linh hoạt: doanh nghiệp có thể tùy chỉnh hệ thống phần mềm theo nhu cầu. Một hệ thống ERP có tính linh hoạt cao sẽ đòi hỏi sự đầu tư lớn về nguồn nhân lực và nguồn tài chính lâu dài. Vì vậy, phương pháp triển khai này sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô cỡ vừa tới lớn, đã có hoạt động kinh doanh ổn định, muốn đầu tư phát triển vào quy trình kinh doanh đặc thù.
ERP có linh hoạt không phụ thuộc vào phương thức triển khai
ERP có linh hoạt không phụ thuộc vào phương thức triển khai

2. 9 đặc trưng linh hoạt của phần mềm ERP

Ngoài phương thức triển khai, tính linh hoạt của phần mềm ERP còn được thể hiện qua những đặc tính vốn có của hệ thống. Dưới đây là 9 đặc trưng nổi trội mà doanh nghiệp sẽ nhận thấy rõ khi sử dụng phần mềm ERP.

2.1. Khả năng tùy chỉnh phù hợp cho đa ngành nghề doanh nghiệp

ERP là hệ thống đa phân hệ, mỗi phân hệ sẽ phục vụ các chức năng cho các bộ phận, phạm vi nhiệm vụ khác nhau đối với từng nhóm ngành khác nhau. Sau khi nhận được yêu cầu từ doanh nghiệp, đơn vị triển khai phần mềm sẽ tiến hành phân tích và đề xuất các chức năng phù hợp.

SAP Business One được tin dùng bởi doanh nghiệp đa ngành trên khắp thế giới
SAP Business One được tin dùng bởi doanh nghiệp đa ngành trên khắp thế giới

Một số giải pháp ERP tân tiến của nước ngoài, ví dụ như SAP Business One còn được nghiên cứu và phát triển theo đặc thù ngành, cho phép triển khai với doanh nghiệp hoạt động trên 25 nhóm ngành khác nhau, bao gồm nông nghiệp, du lịch, kinh doanh, bán lẻ, dịch vụ…

2.2. Khả năng tùy chỉnh phù hợp cho đa loại hình doanh nghiệp

Phần mềm ERP có khả năng thực hiện các điều chỉnh linh hoạt theo quy mô hoạt động của các công ty lớn, vừa và nhỏ. Đặc biệt với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn có nhiều pháp nhân và chi nhánh, ERP sẽ được nâng cấp và bổ sung nhiều chức năng để thích ứng với nhu cầu quản lý tất cả các pháp nhân trên cùng một cơ sở dữ liệu.

2.3. Khả năng quản lý toàn bộ quy trình nghiệp vụ

ERP hỗ trợ quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp một cách dễ dàng và khoa học hơn nhờ mạng lưới lưu trữ dữ liệu duy nhất, đảm bảo tính đồng nhất của thông tin và giúp người quản lý theo dõi hoạt động và điều chỉnh kịp thời. Sự chuyên môn hóa theo phân hệ giúp từng phòng ban với đặc thù công việc khác nhau thực hiện nhiều nghiệp vụ chuyên môn.

2.4. Quản lý dễ dàng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh

Trong quá trình mở rộng và phát triển quy mô hoạt động của công ty, cần đến những phần mềm quản trị có thiết kế mở, có khả năng tích hợp và mở rộng các tính năng mới một cách nhanh chóng để đáp ứng sự thay đổi kịp thời. Với tầm nhìn chiến lược vượt trội, ERP được thiết kế với khả năng mở rộng hệ thống mà không ảnh hưởng đến quy trình làm việc và cơ sở dữ liệu có sẵn.

Dễ dàng mở rộng quy mô với hệ thống ERP
Dễ dàng mở rộng quy mô với hệ thống ERP

2.5. Theo dõi hoạt động mọi lúc mọi nơi

Không giống như phần mềm quản trị truyền thống, ERP không bó buộc người dùng trên một thiết bị nhất định. Ngược lại, nhà phát triển phần mềm đã cho ra mắt cả phiên dùng trên website và dùng trên thiết bị di động, giúp các lãnh đạo cấp cao theo dõi được tình hình toàn cảnh hoạt động kinh doanh mọi lúc mọi nơi.

Ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi tình hình dựa trên phần mềm ERP di động
Ban lãnh đạo dễ dàng theo dõi tình hình dựa trên phần mềm ERP di động

2.6. Dễ dàng kết nối với các phần mềm của bên thứ ba

Nhằm thuận tiện cho việc chuyển đổi dữ liệu, nhà cung cấp đã trang bị cho ERP khả năng tích hợp với hóa đơn điện tử EInvoice, eBanking, WMS, DMS. Một số phần mềm ERP nước ngoài còn có khả năng kết nối với các phần mềm chuyên ngành như R Keeper/IPOS (hệ thống quản lý nhà hàng), Core (hệ thống giao dịch chứng khoán), SCADA tích hợp cùng máy chủ công nghiệp PLC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, ….

2.7. Khả năng sửa đổi hoặc nâng cấp các tính năng hiện có

ERP là hệ thống có khả năng sửa đổi hoặc nâng cấp các tính năng của các phân hệ riêng biệt để phù hợp với đặc thù công việc, ví dụ như thêm thông tin về nghiệp vụ trên chứng từ đã có, nâng cấp tính năng tra cứu, tìm kiếm mà vẫn không ảnh hưởng gì đến hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống.

ERP có khả năng nâng cấp tính năng hiện có để đáp ứng nhu cầu của từng phòng ban
ERP có khả năng nâng cấp tính năng hiện có để đáp ứng nhu cầu của từng phòng ban

2.8. Khả năng thêm các tính năng và tùy chọn mới ban đầu không có

Nhiều doanh nghiệp khi lựa chọn triển khai ERP sẽ ưu tiên các phân hệ chức năng chính như: tài chính, mua hàng, bán hàng, quản lý kho…. hoặc lựa chọn một số tính năng theo nhu cầu doanh nghiệp. Sau quá trình vận hành nhất định, người chủ doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thêm các tùy chọn hoặc các tính năng mới để phù hợp với đặc thù công việc và tăng tối đa hiệu suất.

2.9. Khởi tạo dữ liệu và báo cáo dựa trên nền tảng có sẵn

ERP hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, truy xuất dữ liệu gốc, phân tích các nghiệp vụ chuyên sâu, thêm các thông tin trên báo cáo chứng từ có sẵn,… cho phép khách hàng nắm trong tay những bản thống kê, những báo cáo đa chiều về tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian thực và tính chính xác cao.

ERP hỗ trợ lập các báo cáo dựa trên database hoặc từ báo cáo phân tích dữ liệu
ERP hỗ trợ lập các báo cáo dựa trên database hoặc từ báo cáo phân tích dữ liệu

3. Tính linh hoạt của phần mềm ERP mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp

Tính linh hoạt của phần mềm ERP mang lại 8 lợi ích cụ thể cho doanh nghiệp. Cụ thể:

3.1. Giúp việc sáp nhập và mua lại dễ dàng hơn

Việc sáp nhập sẽ ảnh hưởng nhất định đến nhân sự và hoạt động chung của tổ chức, bởi quá trình chuyển giao hoạt động sang công ty mới đòi hỏi sự thích nghi với nền tảng quản trị của công ty thực hiện sáp nhập. Với ERP, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đưa dữ liệu của các phòng ban, cơ sở của đơn vị được sáp nhập vào mạng lưới dữ liệu mới mà không tốn nhiều thời gian và đảm bảo hiệu quả.

Với ERP, doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian trong việc sáp nhập
Với ERP, doanh nghiệp không tốn nhiều thời gian trong việc sáp nhập

3.2. Hỗ trợ tái cấu trúc nhanh hơn

ERP không chỉ là một phần mềm nhập liệu và xem báo cáo mà còn là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc và chuẩn hóa quy trình vận hành trên một nền tảng thống nhất. ERP là “giải pháp cứu cánh” giúp phối hợp dữ liệu 1 cách nhịp nhàng giữa các phòng ban trên 1 quy trình đã được quy chuẩn, giúp việc tái cấu trúc diễn ra nhanh chóng, chuẩn xác.

3.3. Nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi

Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao đòi hỏi các công ty phải luôn tìm cách nâng cao năng lực cũng như tính cạnh tranh của mình. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải “nhạy cảm” trong việc thích ứng kịp thời mà không mất thời gian cấu hình lại kiến trúc phần mềm, từ đó tối ưu về mặt chi phí mà vẫn đảm bảo công việc không bị gián đoạn. Nói cách khác, toàn bộ tổ chức sẽ luôn sẵn sàng để đáp ứng kịp với bất kỳ sự đổi mới nào.

3.4. Dễ dàng áp dụng hiệu quả các chiến lược mới

ERP sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu (Database) có sẵn trên hệ thống hoặc qua các báo cáo phân tích để đưa ra những đề xuất xây dựng chiến lược cho từng giai đoạn. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có định hướng phát triển rõ ràng, có cơ sở và giảm thiểu rủi ro so với việc tự lập kế hoạch thủ công.

3.5. Giảm chi phí tư vấn

Tính linh hoạt của giải pháp ERP tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện các thay đổi và cập nhật thường xuyên với quy mô nội bộ để triển khai hệ thống hiệu quả hơn. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể tự mình ra quyết định và giảm bớt phụ thuộc và các chuyên gia tư vấn.

ERP giúp doanh nghiệp thay đổi và cập nhật thường xuyên với quy mô nội bộ
ERP giúp doanh nghiệp thay đổi và cập nhật thường xuyên với quy mô nội bộ

3.6. Tăng năng suất và chất lượng công việc

Bản chất công nghệ được sinh ra để hỗ trợ và phục vụ nhu cầu làm việc, hướng tới tăng năng suất hoạt động, thế nhưng hiện nay, không phải phần mềm nào cũng đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn này. Ngược lại, ERP cung cấp các công cụ linh hoạt, giúp tăng tốc độ, giảm thiểu quá trình nhập liệu thủ công, từ đó cải thiện năng suất đáng kể.

Thêm vào đó, hệ thống máy tính của ERP với hiệu suất làm việc mạnh mẽ và tự động sẽ hạn chế tối thiểu các sai sót trong công việc, tiết kiệm thời gian tối đa cho một đầu việc, một tác vụ.

3.7. Tạo động lực làm việc

Giải pháp ERP có tính linh hoạt cao hỗ trợ nhân viên làm việc trên kiến trúc hệ thống được cấu hình theo từng đặc thù, tính chất công việc. Nói cách khác, nhân viên có thể tùy chỉnh giao diện làm việc sao cho trực quan cũng như thử nghiệm các tính năng mới để nâng cao hiệu suất công việc, từ đó tạo ra hứng thú và động lực làm việc.

3.8. Nâng tầm trải nghiệm khách hàng

Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi và tăng cao. Họ sẵn sàng trung thành với các doanh nghiệp giải quyết được vấn đề của họ. Vì vậy, việc duy trì lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đổi mới và phát triển.

ERP giúp nâng tầm trải nghiệm của khách hàng và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp
ERP giúp nâng tầm trải nghiệm của khách hàng và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Dù ERP đáp ứng được đa dạng và đầy đủ các mục tiêu về quản lý quan hệ khách hàng, doanh nghiệp vẫn có thể lựa chọn tích hợp phần mềm của bên thứ ba hoặc phát triển thêm các chức năng mới để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống dữ liệu trong máy chủ.

Xem thêm: TOP 12 phần mềm ERP nước ngoài và Việt Nam tốt nhất hiện nay

4. Các doanh nghiệp ứng dụng ERP thành công

Tại Việt Nam, có thể kể đến các ông lớn sẵn sàng đầu tư hàng triệu đô để triển khai phần mềm ERP như: Thế giới di động, Vingroup, Petrolimex, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn… Họ là những ví dụ điển hình cho thấy một hệ thống ERP linh hoạt với cơ sở dữ liệu lớn, cho phép quản lý mạng lưới chi nhánh xuyên suốt, từ đó tăng năng lực cạnh tranh với đối thủ và đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Vingroup - một trong những ông lớn áp dụng sự linh hoạt của ERP cho doanh nghiệp
Vingroup – một trong những ông lớn áp dụng sự linh hoạt của ERP cho doanh nghiệp

Tóm lại, câu hỏi cho vấn đề: “Phần mềm ERP có linh hoạt không?” đã được giải đáp qua khả năng quản lý, điều chỉnh và thích nghi tuyệt vời của hệ thống trong quá trình vận hành tại doanh nghiệp.  Hy vọng bài viết phần nào giúp người lãnh đạo doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc triển khai giải pháp quản trị ERP cho doanh nghiệp của mình.

Với những khách hàng còn đang gặp nhiều vướng mắc về tính linh hoạt của phần mềm ERP, vui lòng liên hệ với Beetech – một chuyên gia tư vấn triển khai phần mềm ERP theo thông tin sau:

BEETECH SOLUTIONS

  • Địa chỉ: Tầng 9B-1, Tòa Nhà Pico Plaza, 20 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Website: beetechcom.vn
  • Facebook: Beetech
  • Email: info@beetechcom.vn
Rate this post